Chương 7. Làm một trò chơi Puzzle Physics
Puzzle physics game là một thể loại rất rất dễ làm và hấp dẫn đối với mọi
lứa tuổi. trong C2, các trò chơi này thật sự rất dễ làm. Trong chương này,
chúng ta sẽ làm một trò chơi puzzle physics tương tự Angry Birds.
Trong chương này, chúng ta sẽ đề cập đến các vấn đề sau:
- Cách làm một puzzle physics game
- Cách thêm physic tới đối tượng game
- Thêm các yếu tố HUD để phản ánh trò chơi
Bài 1. Bắt đầu một dự án
Đầu tiên, chúng ta cần bắt đầu với một project mới. mở một project mới
và thiết lập kích cỡ layout thành 1500, 480. Trong trò chơi, chúng ta sẽ di
chuyển camera xung quanh. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ di chuyển vùng của tầm
nhìn tới một đối tượng trò chơi.
1. Thiết lập background layer
Khi bạn đã mở một project mới, hãy thiết lập background layer. Trong trường
hợp này, chúng ta sẽ có một mặt đất và một bầu trời. bạn hãy chắc chắn rằng
background ở trên layer của chính nó và đối tượng game cũng vậy.
2. Thêm khẩu pháo
Một khi bạn đã có những layer này, hãy thêm một khẩu pháo (nhìn vào hình
ảnh dưới). đặt tên nó là cannon, để
chúng ta không bị lẫn với các đối tượng khác – đặt tên cho đối tượng của bạn là việc
khá quan trọng.
Trước khi chúng ta tiếp tục, hãy đảm bảo rằng đối tượng khẩu pháo ở trên
game
layer còn background thì nằm ở background
layer. Hãy khoá Background layer để
ta không vô tình sửa nó:
3. Thêm các sprite
Chúng ta sau đó cần thêm một vài khối. những cái này sẽ được sử dụng như
những đối tượng để tương tác trong trò chơi. Chúng ta thêm một khối và đặt tên
nó là block.
Khi bạn đã thêm một block, hãy thêm một quả đạn pháo. Chúng ta sẽ sử dụng
một đối tượng có hình tròn và đặt tên nó là cannonBall:
Cuối cùng, chúng ta cần thêm một vài mục tiêu. Trong trường hợp này,
chúng ta sẽ thêm một hình tròn với ngôi sao ở giữa và đặt tên nó là goalBall:
WAITING FOR LUV
Bạn có muốn cải thiện khả năng thiết kế đồ họa của mình? Chắc hẳn các bạn cũng biết, nếu các dòng code là linh hồn của một trò chơi, thì đồ họa chính là bộ mặt của trò chơi đó. Đồ họa đẹp, dễ nhìn sẽ khiến trò chơi của bạn tăng tỉ lệ hấp dẫn người xem đến 90%. Hiện tại có hai công cụ hỗ trợ thiết kế đồ họa game tiện nhất mà mình biết, đó là Photoshop và Illustrator. Mình sẽ cố gắng tìm kiếm và chia sẻ các đồ họa game miễn phí cho các bạn tại blog này; tuy nhiên,
một trò chơi mà 100% do chính mình tạo ra vẫn hơn là đi cóp nhặt hình ảnh từ nơi khác đúng không nào. Tiện đây, mình có chia sẻ một khóa học thiết kế đồ họa Game 2D cho Mobile. Các bạn có thể tham khảo dưới đây để được giảm 40% học phí nhé.
Bài 2. Thêm các tính năng
Bây giờ, chúng ta đã có hầu hết các sprite trong trò chơi, hãy đi tiếp
và thêm một vài tính năng. Nháy đúp chuột vào layout và thêm chức năng Mouse:
Bài 3. Xoay khẩu pháo
Bây giờ, chúng ta đã sẵn sàng làm game. Hãy đi tới event sheet và thêm sự
kiện Every tick bởi điều hướng tới System / Every tick. Một khi bạn đã
thêm nó, hãy thêm một hành động. trong trường hợp này, nó sẽ là dành cho khẩu
pháo và hành động đó là Rotate toward
position:
Chúng ta sẽ xoay khẩu pháo với con chuột. may mắn thay, điều này rất dễ
dàng trong C2.
Hãy di chuyển khẩu pháo bằng 10o (đây là tốc độ mà khẩu pháo
quay). Trong hộp X, gõ mouse. X và mouse. Y trong hộp Y. cái này sẽ xoay khẩu pháo tới vị trí
của Mouse . X và Mouse. Y, hoặc hiểu đơn giản là vị trí của con trỏ chuột:
Chạy game và test thử nó. Test sớm và thường xuyên là rất tốt. Cũng như
đảm bảo rằng bạn luôn save game thường xuyên (tránh trường hợp gần xong thì mất
điện … RIP). Bạn sẽ nhận thấy rằng khẩu pháo không quay theo đường mà ta muốn – lí
do là khẩu pháo quay xung quanh Origin.
Hãy nháy đúp chuột vào khẩu pháo và di chuyển Origon gần phía sau khẩu pháo. Chạy lại trò chơi và test nó.
Bạn sẽ nhận ra rằng khẩu pháo quay tự do, trong khi cái mà chúng ta muốn
đó là kẹp chặt nó để nó chỉ quay trong một khu vực nhất định. Trở lại event
sheet và lựa chọn sự kiện Every tick.
Nhấn nút C để thêm điều kiện khác và thêm một điều kiện Compare two values:
Để đảm bảo khẩu pháo chỉ quay vào khu vực thiết lập, chúng ta phải làm
cho phạm vi của chuột lớn hơn vị trí của khẩu pháo. Để làm điều này, hãy làm
cho vị trí lớn hơn vị trí X của khẩu pháo và nhỏ hơn vị trí Y của khẩu pháo.
Thiết lập giá trị mouse. X thành ≥
Greater or equal trong phần Comparison:
Một khi bạn đã so sánh vị trí X, lặp lại chính xác các bước cho vị trí
Y; tuy nhiên, hãy nhớ rằng mouse. Y
là ≤ Less than or equal trong phần Comparison. Bây giờ,
event sheet của bạn sẽ như sau:
Bài 4. Tạo đạn pháo
Chúng ta cần tạo một viên đạn để bắn vào những đối tượng khác. Vì thế,
chúng ta có thể tạo và thêm vào một viên đạn – một đạn pháo – cho khẩu pháo bắn.
Thêm sự kiện On any click bởi điều
hướng Mouse / On any click:
Sau đó, thêm một hành động Spawn
another object trên khẩu pháo. Chúng ta sẽ sinh ra đạn pháo khi chúng ta
kích chuột.
Và đối tượng, tất nhiên sẽ là đạn pháo (cannonball).
Đây
là nơi mà việc đặt tên cho các đối tượng rõ ràng thực sự tạo ra khác biệt – đặc
biệt là nếu bạn có hơn 200 đối tượng.
1. Sản sinh đạn pháo
Để khiến đạn pháo thực sự bắn, chúng ta cần sản sinh đạn pháo đầu tiên.
Thiết lập đối tượng cannonBall để sản
sinh trên Layer với giá trị 1 ở Image Point với giá trị 1.
2. Tạo điểm ảnh sản sinh
Nhưng đợi đã, chúng ta vẫn phải thiết lập Image point 1. Nháy đúp chuột vào khẩu pháo và thêm điểm ảnh bằng
cách nhấn nút +. Đặt điểm ảnh ở phía trước khẩu pháo. Điểm ảnh là nơi đạn pháo
được sinh ra.
Bản dịch do construct2vn.ga thực hiện
Ai sao chép hay chia sẻ hãy ghi nguồn và đưa link www.construct2vn.ga vào đầu bài chia sẻ nhé