Bài 7. Thêm điểm số cho trò chơi
Một trò chơi
sẽ ko vui nếu ko có điểm số. Thêm điểm số vào trò chơi của bạn thực
sự rất đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm là thêm một đối
tượng văn bản và một biến. Kích chuột phải vào project của bạn và
thêm một đối tượng Text mới.
Đối tượng Text được dùng để
hiển thị văn bản tĩnh hoặc văn bản động trên màn hình. Văn bản động
chính là thứ được thay đổi bằng sự kiện.
Đặt tên nó
là score, thay đổi sang màu trắng
và kích thước đậm (bold), 24 px.
Kích vào
mũi tên thả xuống bên cạnh phông chữ để thay đổi kích cỡ phông chữ.
Bạn cũng có thể thay sang màu khác bằng cách bấm vào icon màu sắc.
Chọn bất kid màu nào bạn muốn. Hãy nhớ chọn màu tương phản với màu
nền và bất kì hình ảnh nào khác để nó có thể hiển thị rõ ràng.
Chú
ý: tên của đối tượng và thuộc tính văn bản là khác nhau. Bạn đặt
tên nó là "score" nhưng đó ko phải là thuộc tính tên. Thuộc tính
tên sẽ được thay đổi tự động trong trò chơi khi người chơi đập vỡ
nhiều bong bóng. Bạn chỉ có thể để nó là ‘’Text‘’. Mỗi khung hình
bạn muốn thiết lập đến thuộc tính văn bản là điểm số của người
chơi. Kích chuột phải vào event sheet và tạo một biến toàn cầu mới
được gọi là ‘’score‘’.
Sẽ ko có gì xảy ra nếu bạn test game bây giờ. Điểm số vẫn là 0, bạn vẫn chưa thiết lập văn bản phản ánh điểm số người chơi. Phần này khá đơn giản. Tạo một sự kiện thiết lập văn bản của người chơi thành [“Score:”&Score] every tick.
Bạn chỉ cần
thiết lập văn bản thành biến ‘’score‘’; nhưng nếu bạn thêm một chuỗi
bạn có thể hiển thị “Score: [player
score]” trên màn hình. Một chuỗi là một loại biến có chứa văn bản –
một ‘’chuỗi‘’ các kí tự và số. Dấu ‘’ ‘’ tạo ra một chuỗi bên trong
một biến để hiển thị. Từ ‘’&’’ nói với C2 rằng bạn muốn thêm
biểu thức khác. Một biểu thức là bất kì cái gì tính toán hoặc
hiển thị thông tin lên màn hình.
Bây giờ, mỗi
khung hình, văn bản của bạn sẽ hiển thị điểm số của người chơi. Nhưng
người chơi vẫn ko tăng điểm số. Nó chỉ hiển thị ‘’Score: 0’’.
Để người
chơi bắt đầu tăng điểm của mình, bạn cần phải thêm một hành động cho
một trong những điều kiện mà bạn đã có. Xác định vị trí sự kiện Touch cho sprite bubble và thêm hành
động add to global variable. Bạn
có thể làm cho điểm số tăng lên bao nhiêu mà bạn muốn. Bây giờ, hãy
chọn 10 điểm.
Ta-da. Bạn
đã có một trò chơi với điểm số hiển thị như ý bạn. Để làm cho trò
chơi trở nên thách thức hơn, thêm một số chiến lược làm khó người
chơi nếu bóng bóng ra khỏi màn hình. Tương tự số điểm, bạn sẽ thêm
văn bản ‘’lives’’, tương tự với ‘’score’’, chỉ khác ở chỗ là ta sẽ
trừ giá trị thay vì tăng.
WAITING FOR LUV
Bạn có muốn cải thiện khả năng thiết kế đồ họa của mình? Chắc hẳn các bạn cũng biết, nếu các dòng code là linh hồn của một trò chơi, thì đồ họa chính là bộ mặt của trò chơi đó. Đồ họa đẹp, dễ nhìn sẽ khiến trò chơi của bạn tăng tỉ lệ hấp dẫn người xem đến 90%. Hiện tại có hai công cụ hỗ trợ thiết kế đồ họa game tiện nhất mà mình biết, đó là Photoshop và Illustrator. Mình sẽ cố gắng tìm kiếm và chia sẻ các đồ họa game miễn phí cho các bạn tại blog này; tuy nhiên,
một trò chơi mà 100% do chính mình tạo ra vẫn hơn là đi cóp nhặt hình ảnh từ nơi khác đúng không nào. Tiện đây, mình có chia sẻ một khóa học thiết kế đồ họa Game 2D cho Mobile. Các bạn có thể tham khảo dưới đây để được giảm 40% học phí nhé.
Bài 8. Thêm mạng sống cho trò chơi
Đầu tiên,
hãy thêm một đối tượng văn bản gọi là “lives” và cho nó thuộc tính
giống như điểm số. Màu trắng, đậm, và kích thước 72 px. Sau đó thêm
một biến gọi là “lives” ở event sheet. Cho nó giá trị mặc định là 3.
Bởi vì bạn
đã có điều kiện Every tick, hãy
sử dụng cái đó và thêm hành động Set
text. Thiết lập nó là [“Lives:”&Lives].
Để xác định
xem người chơi có mất mạng hay ko, bạn phải kiểm tra và xem các bóng
bóng bên ngoài layout. Để làm điều đó, thêm một sự kiện mới và chọn
bong bóng.
Lựa chọn bubble is outside of layout. Sau đó
thêm hành động đẻ phá hủy bong bóng và trừ 1 từ biến lives.
Chạy thử
game mà ko cần phá bong bóng, cứ để cho nó ra khỏi layout. Khi sinh
mạng đạt tới 0, bạn sẽ thấy nó tiến tới giá trị âm. Trong các trò
chơi thì đây là lỗi. Có hai giải pháp cho vấn đề này. Đầu tiên là
tạo điều kiện dừng việc trừ sinh mạng. Thứ hai là dừng trò chơi khi
mạng sống đạt tới 0.
Để kết thúc
trò chơi nếu mạng sống đạt tới 0, điều kiện cảu bạn phải như thế
này: [If lives <= 0 set endgame to 1].
Một biến
endgame hoạt động thực sự tốt trong trường hợp này. Trong phần tiếp
theo bạn sẽ được hướng dẫn về cơ chế kết thúc trò chơi.
Ai sao chép hay chia sẻ hãy ghi nguồn và đưa link www.construct2vn.ga vào đầu bài chia sẻ nhé