Các bạn có thể cài đặt Construct 2 trên trang chủ, hiện tại Scirra có hỗ trợ bản miễn phí, tuy nhiên nó bị giới hạn rất nhiều tính năng hay. Mình nghĩ các bạn nên tải tạm bản Crack để có thể trải nghiệm 100% công cụ tuyệt vời này. Tất nhiên là chỉ để học thôi, còn nếu bạn có ý định tạo ra một trò chơi để mà đăng tải lên CH Play hay Appstore thì nên mua bản có giấy phép của Scirra nếu không bạn sẽ bị tố bản quyền và gỡ ứng dụng ngay lập tức. Họ có những công cụ dò tìm rất đỉnh nên chúng ta không qua mặt được đâu. Chúc các bạn may mắn và có trải nghiệm thật tốt.
Tải Construct 2 full crack tại đây.
Bài 2. Điều hướng thông qua Construct 2
Bây giờ, chúng ta đã tải và cài đặt thành công Construct
2, hãy cùng bắt đầu làm game với nó. Tất nhiên là không nhanh như thế ^^. Giao diện của Construct 2 khác so với những
công cụ làm game khác, chúng ta cần phải biết cách sử dụng nó như thế nào. Khi
bạn mở Construct 2, bạn sẽ thấy trang bắt đầu (Start page) như sau:
Start page về cơ bản
là sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc trở lại những project (dự án) gần đây nhất
của bạn, vì vậy nếu bạn vừa mới mở Construct 2 thì tất nhiên là nó sẽ trống
không.
Những gì bạn cần chú
ý đó là liên kết project mới ở phía cánh tay trái, click (nhấp chuột) vào nó và
chúng ta sẽ bắt đầu. Ngoài ra, bạn có thể click vào mục File ở góc bên trái phía trên và sau đó click vào New.
Bạn sẽ nhìn thấy sự lựa chọn của các mẫu để bắt đầu, vì vậy cũng dễ hiểu nếu như bạn không biết bạn không biết nên chọn
cái nào:
Cho nên bây giờ hãy click vào New empty project / Open. Bắt đầu bằng 1 project trống rỗng rất có lợi khi bạn muốn thử
nghiệm game đầu tiên của mình. Cái mà bạn thấy ở màn hình là 1 layout trống rỗng,
đây sẽ là nơi chúng ta làm ra sản phẩm của mình. Và nó cũng sẽ tượng trưng cho
game của chúng ta trông như thế nào.
Có thể gây khó hiểu cho việc điều hướng khi lần đầu bạn thấy nó, nhưng
đừng lo. Tôi sẽ giải thích mọi thứ ngay bây giờ, từng chút một. Phần màu trắng ở
giữa màn hình chính là layout (nơi để bố trí, sắp đặt tất tần tật về hình ảnh),
phần này sẽ đại diện cho game của bạn trông như thế nào vào phút cuối. Layout
giống như bức vẽ của bạn, giống như không gian làm việc của bạn, nơi bạn thiết kế
các level, thêm bớt các enemy (đối thủ, chướng ngại vật) và đặt các floating
coin (như kiểu những đồng tiền vàng, ăn được là được thưởng điểm ấy ^^). Đây là
nơi khai sinh ra trò chơi của bạn.
Kích cỡ của layout có thể lớn hơn kích cỡ màn hình của window, nhưng không được phép nhỏ hơn bởi vì kích cỡ màn hình window đại diện cho màn hình trò chơi
(nơi chứa hình ảnh mà bạn có thể nhìn thấy trên màn hình). Đường chấm chính là
đường viền của màn hình window, nếu bạn đặt 1 object bên ngoài đường chấm, nó sẽ
không xuất hiện khi bắt đầu trò chơi trừ khi bạn di chuyển về phía nó.
CHÚ Ý: kích cỡ của layout cũng không bằng với kích cỡ của màn window.
CHÚ Ý: kích cỡ của layout cũng không bằng với kích cỡ của màn window.
WAITING FOR LUV
Bạn có muốn cải thiện khả năng thiết kế đồ họa của mình? Chắc hẳn các bạn cũng biết, nếu các dòng code là linh hồn của một trò chơi, thì đồ họa chính là bộ mặt của trò chơi đó. Đồ họa đẹp, dễ nhìn sẽ khiến trò chơi của bạn tăng tỉ lệ hấp dẫn người xem đến 90%. Hiện tại có hai công cụ hỗ trợ thiết kế đồ họa game tiện nhất mà mình biết, đó là Photoshop và Illustrator. Mình sẽ cố gắng tìm kiếm và chia sẻ các đồ họa game miễn phí cho các bạn tại blog này; tuy nhiên,
một trò chơi mà 100% do chính mình tạo ra vẫn hơn là đi cóp nhặt hình ảnh từ nơi khác đúng không nào. Tiện đây, mình có chia sẻ một khóa học thiết kế đồ họa Game 2D cho Mobile. Các bạn có thể tham khảo dưới đây để được giảm 40% học phí nhé.
Ở phía tay phải, chúng ta có thanh Projects
và thanh Objects. Thanh Object sẽ
cho bạn thấy tất cả những object hoạt động ở layout (active layout). Thanh
object của ta đang trống vì ta chưa thêm bất kì object nào cả. Thanh projects
giúp cơ cấu các project của bạn, nó có cấu trúc như sau:
- Tất cả layout sẽ được lưu trữ trong mục Layouts.
- Các event sheet (trang hiển thị các event – các hành vi của objects) được lưu trữ trong mục Event sheets.
- Tất cả object được sử dụng trong project sẽ được lưu trữ ở trong mục Object types.
- Các family được tạo sẽ nằm ở mục Families. Family là 1 tính năng của Construct 2, tôi sẽ giải thích nó ở chương sau.
- Mục Sounds chứa những hiệu ứng âm thanh và audio file.
- Mục Musics chứa nhạc nền. Sự khác biệt giữa mục Sounds và mục Musics là bản nhạc ở mục Musics sẽ được phát ngay khi vào nền, còn mục Sounds chứa những âm thanh hiệu ứng phát ra khi nhân vật của bạn gây ra 1 hành động nào đó.
- Mục Files chứa những mục khác không được liệt kê bên trên như là Icons.
Ở phía tay phải chúng ta có thanh Properties (thuộc tính). Có 3 loại
properties: layout properties, project properties và object properties. Thông
tin ở thanh Properties hiện ra phụ
thuộc vào bạn click vào mục nào trước đó. Có quá nhiều thông tin ở đây nên tôi
nghĩ cách tốt nhất để giải thích là tiến lên và làm game thôi ^^. Bây giờ, bạn
có thể click vào bất kì phần nào của thanh Properties
và nhìn vào phần About. Tôi sẽ giải thích 1 số thứ cơ bản ở project properties:
- Name: Đây là tên project của bạn, nó ko cần phải giống tên của file bạn đã lưu. Vì vậy bạn có thể lưu file là project_wing.capx và tên project là Shadow wing.
- Version: Đây là số bản của game bạn (VD như IOS 6, IOS 7 …), nếu bạn có kế hoạch xuất bản bản beta, hãy chắc chắn bạn đã thay đổi nó đầu tiên.
- Description: 1 miêu tả ngắn về game của bạn, một vài kho ứng dụng yêu cầu cái này trước khi bạn đăng kí game cho họ.
- ID: Đây là nhận dạng duy nhất của trò chơi, mặc định trong C2 là com.mycompany.myapp (trong đó mycompany là tên công ty, myapp là tên game của bạn, ví dụ com.KaMiZoTo.ThereIsNoGame).
Bài 3. Tạo đối tượng trò chơi (game object)
Hiểu đơn giản thì mọi thứ trong C2 đều
là game object, từ những thứ có thể thấy trên màn hình như là sprites (hình ảnh
của các nhân vật, cây cối …), text (câu lệnh), và sprite font, cho tới những thứ
ko nhìn thấy những vẫn sử dụng trong game như keyboard (bàn phím) , mouse (chuột)
, …
Để tạo 1 game object mới, bạn có thể
kích đúp chuột vào bất kì chỗ nào trên layout hoặc kích chuột phải chọn Insert new object. Làm như trên sẽ mở hộp
thoại Insert new object, nơi mà bạn
có thể lựa chọn bất kì object nào để chèn.
Bạn có thể click vào nút
Insert hoặc kích đúp vào biểu tượng
object để chèn nó. Có 2 loại object ở đây: object chèn vào active layout và object chèn vào entire project. Object mà hiển thị trên màn hình được chèn vào
active layout, và object không hiển thị trên màn hình sẽ được chèn vào entire
project.
Nếu bạn để ý, mỗi
object sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau như Data & Storage (dữ liệu và lưu trữ), Form Controls (dạng điều khiển), General (chung) và vv… Tôi chỉ muốn nói rằng bạn nên chú trọng vào
phần Form controls. Vì kĩ thuật đằng sau nó là HTML5 và 1 game C2 đơn giản là
được thực hiện trong JavaScript, các object như những gì bạn thấy ở trên những
trang web có thể chèn vào C2 game. Những object đó là những object trong loại
Form Controls.
CHÚ Ý:
Có 1 quy
tắc đặc biệt áp dụng cho các object ở Form controls, chúng ta không thể
thay đổi thứ tự các layer (lớp) của chúng, điều này có nghĩa là những object
đó luôn ở trên những object khác trong game. Chúng ta không thể export (xuất ra)
chúng ra platform (nền tảng) khác ngoài nền tảng web. Chính vì vậy, nếu bạn
muốn làm 1 game đa nền tảng, bạn được khuyên là không dùng object của Form
controls.
Bây giờ, chèn 1 sprite object theo những
bước sau:
- Sau khi kích vào nút Insert, bạn sẽ thấy con trỏ chuột trở thành 1 hình cắt ngang, và 1 cái nhãn nổi màu vàng “Layer 0”. Đây chỉ là cách C2 báo cho bạn biết bạn đang thêm lớp cho object của bạn.
- Kích chuột để chèn object, kể cả bạn chèn sai lớp bạn luôn có thể di chuyển nó sau.
Khi bạn thêm bất kì object nào có thể
nhìn thấy trên màn hình như sprite hay tiled background, C2 sẽ tự động mở ra 1
cửa sổ chỉnh sửa hình ảnh. Bạn có thể vẽ 1 bức tranh ở đây hay đơn giản là tải
nó từ 1 tệp đã tạo sẵn ở 1 phần mềm khác. Kích vào X ở góc trên bên phải để
đóng cửa sổ này khi bạn kết thúc. Bạn không cần lo lắng về điều này, nó sẽ không xóa
object hay hình ảnh của bạn.
Bài 4. Thêm layer
Layer là 1 thứ tuyệt vời để quản lí hệ
thống trực quan của các object của bạn. Bạn cũng có thể thêm 1 số hiệu ứng trực
quan vào game của bạn bằng cách sử dụng layer. Theo mặc định, thanh Layers sẽ nằm cạnh thanh Projects. Bạn sẽ thấy 2 tab ở đây: Projects và Layers. Click vào Layers
để mở thanh Layers.
Từ đây, bạn có thể thêm
các layer mới và đổi tên, xóa, thậm chí sửa lại nếu bạn thích. Bạn có thể làm
điều này bằng cách kích vào icon + để
thêm layer mới, sau đó, bạn có thể sắp xếp chúng bằng cách kéo lên và xuống. giống
như các sản phẩm của Adobe, bạn có thể bật/tắt khả năng hiển thị của các object
trong cùng 1 layer để dễ dàng thao tác trong khi bạn làm game. Nếu bạn không muốn
thay đổi hay chỉnh sửa các object trong cùng 1 layer, bạn có thể khóa các layer
này.
Có 2 cách để nhắc đến 1 layer:
đó là dùng tên của nó (layer 0, layer 1, layer 2,…) hoặc là dùng chỉ số của nó
(0,1,2,3,…). Như bạn thấy ở hình bên trên, khi ta di chuyển vị trí các layer thì
tên của nó sẽ thay đổi theo vị trí ta chỉ định, nhưng chỉ số của nó thì không.
Hãy ghi nhớ điều này vì nó rất có ích khi ta làm game. Biểu tượng mắt dùng để
xác định tầm nhìn của layer, biểu tượng khóa dùng để khóa các layer, các layer
bị khóa không thể di chuyển, chỉnh sửa hay lựa chọn.
Bài 5. Sắp xếp theo trật tự Z
Tất cả các object ở mỗi layer đều được đặt
dựa trên trật tự Z. Một trật tự Z là thứ tự vị trí các object trong một layer.
C2 kéo các object từ dưới lên trên trật tự Z nên kết quả là các object ở dưới sẽ
luôn nằm sau các object ở trên. Bạn có thể gửi các object xuống dưới hoặc lên
trên bằng cách kích chuột phải vào chúng và chọn nơi để gửi chúng.
Bài 6. Layer Properties (thuộc tính)
Cũng như layout và object, layer cũng có
những thuộc tính của nó. Những thuộc tính này làm 2 việc: chúng thay đổi hành
vi của layer và mang những hiệu ứng đặc biệt ấn tượng cho những object trong 1
layer. Bạn có thể thấy thanh Properties
sau khi kích vào mỗi layer. Mỗi mục ở thanh Properties đều có giải thích ở góc
dưới bên trái để chúng ta dễ hiểu hơn. Tôi sẽ giải thích 1 vài phần hơi khó hiểu
(mặc dù tôi cũng chả hiểu @@):
- Force own texture: Cái này bắt layer hoàn lại cấu tạo ngay lập tức. Nó rất hữu ích cho các hiệu ứng đặc biệt. Nhược điểm là nó sẽ làm chậm đồ họa hiển thị trên màn hình, và ở hầu hết các trò chơi, nó thường không được sử dụng. Nếu bạn chưa chắc chắn đặt giá trị nào thì hãy giữ nguyên là No.
- Scale rate: Đây là tỉ lệ mà layer thu nhỏ phóng to (zoom) khi layer được căn chia tỉ lệ. Đặt là 0 nếu bạn muốn kích cỡ object của bạn giữ nguyên sự chia tỉ lệ, đặt là 100 để khiến object của bạn hoàn hảo hơn.
- Parallax (thị sai – tra wiki để hiểu hơn): Đây là tỉ lệ mà layer cuộn (scroll). Giá trị X là tốc độ cuộn ngang, giá trị Y là tốc độ cuộn dọc. Đặt nó là 100 để khiến tốc độ cuộn của layer bằng tốc độ cuộn của game, đặt nó là 0 để dừng layer cuộn, điều này rất có ích cho HUDs (viết tắt của Heads Up Displays). Với điều này, giá trị giữa 0 và 100 (lí tưởng là 50) sẽ khiến nó hoàn hảo cho hiệu ứng parallax-scrolling.
- Blend mode (hiệu ứng trộn): Thuộc tính này giống như 1 hiệu ứng đơn giản, nó cung cấp những cách trộn object với background.
- Effects: Cái này ứng dụng các hiệu ứng đặc biệt cho layer. C2 có hơn 70 hiệu ứng dự trữ. Các hiệu ứng sử dụng công nghệ WebGL hoặc OpenGL cho nền tảng web, vì thế, nó có thể không sẵn có trên tất cả nền tảng. Nó đã được hỗ trợ trên các trình duyệt hiện đại.
Bài 7. Lưu dự án
C2 lưu trữ project trong định dạng .capx,
là 1 file ZIP của project. Bạn có thể đổi tên nó thành .zip rồi extract (xuất bản) các nội dung. C2 có 2 cách để lưu 1 project, chúng không ảnh hưởng gì về
trò chơi nhưng rất hữu ích:
- Save As project: Lưu toàn bộ project vào 1 thư mục, rất có lợi khi bạn làm cùng với 1 đội nhiều người mà mỗi người đảm nhiệm 1 mảng khác nhau.
- Save As Single File: Lưu project vào tệp .capx. Điều này rất hữu ích nếu bạn làm việc trong dự án nhỏ hoặc tự làm vì chỉ có 1 tập tin để chỉnh sửa, tải lên và chia sẻ.
Ai sao chép hay chia sẻ hãy ghi nguồn và đưa link www.construct2vn.ga vào đầu bài chia sẻ nhé